Chùa Tam Chúc Hà Nam – Review kinh nghiệm đi đầy đủ và mới nhất

 

Chùa Tam Chúc – những điều cần biết 

Nếu có dịp đến Hà Nam bạn đừng quên ghé qua Chùa Tam Chúc – ngôi chùa cực kỳ nổi tiếng này nhé. Hằng năm, chùa Tam Chúc tiếp đón rất nhiều lượt khách đến đây tham quan. Họ không những đến để cầu nguyện tỏ lòng thành, để khám phá kiến trúc nơi đây mà dường như còn là chiêm nghiệm về những bài học cuộc sống. Dưới đây Diachiamthuc.vn xin gửi tới bạn những thông tin cần biết về Chùa Tam Chúc.

Kinh nghiệm đi chùa Tam Chúc 

Kinh nghiệm đi chùa Tam Chúc

1. Vài nét về chùa Tam Chúc – Hà Nam

Chùa Tam Chúc nằm ở trong quần thể khu du lịch Tam Chúc, đây là Quần thể du lịch tâm linh trọng, nối tiếng và là điểm nối liền 4 tỉnh: Hà Nội – Hà Nam – Hòa Bình – Ninh Bình. Chùa Tam Chúc trở thành địa điểm yêu thích của rất nhiều du khách. Bởi ngôi chùa có một khung cảnh rất huyền bí, thơ mộng, được mệnh danh là một trong những ngôi chùa Phật giáo nổi tiếng nhất ở Việt Nam và cũng là một trong những ngôi chùa lớn nhất thế giới.

Sơ lược chùa Tam Chúc

Sơ lược chùa Tam Chúc

Ngoài ra phía trước chùa chính là hồ Lục Ngạn với mặt hồ nước xanh bát ngát. Trong khi đó núi Thất Tinh lại ở phía sau chùa với những dãy đá vôi bao xung quanh. Đó chính là lý do khiến cho ngôi chùa trở nên thật đặc biệt. Mọi du khách nên ghé thăm chùa để cảm nhận được bầu không khí tĩnh lặng, thanh bình ở đây.

2. Hành trình khám phá chùa Tam Chúc

Để có thể khám phá chùa Tam Chúc trước tiên bạn cần tìm hiểu về những thông tin cần biết liên quan đến chùa. Diachiamthuc.vn đã tổng hợp lại những thông tin đó để bạn đọc có thể dễ dàng tiếp cận hơn.

Chùa Tam Chúc ở đâu?

Tọa lạc tại thị trấn Ba Sao, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam, chùa Tam Chúc có vị trí như sau:

  • Cách trung tâm Hà Nội khoảng 60km;
  • Cách chùa Bái Đính (Ninh Bình) khoảng 30km;
  • Cách thành phố Phủ Lý, Hà Nam khoảng 12km;
  • Cách chùa Hương (Hà Nội) khoảng 4,5km.
Chùa Tam Chúc ở đâu

Chùa Tam Chúc ở đâu

Có thể nói rằng Quần thể du lịch Tam Chúc có diện tích rất đồ sộ, lên tới hơn 500ha. Sẽ mất khoảng từ 1 đến 1,5 giờ từ Hà Nội đến chùa Tam Chúc theo đường bộ.

Lịch sử hình thành của chùa Tam Chúc

Các bạn có biết không, Chùa Tam Chúc cổ gắn với truyền thuyết “Tiền Lục nhạc – hậu Thất Tinh”. Được xây dựng từ thời nhà Đinh vào khoảng 1000 năm trước. Theo đó, trên dãy núi 99 ngọn nằm ở phía Tây Nam hướng về chùa Hương có 7 ngọn núi gần làng Tam Chúc. Khu chùa mới này được xây dựng trên nền móng của ngôi chùa cũ. Được tọa lạc ở vị trí đắc địa, là sự kết hợp tuyệt vời của các công trình kiến trúc đặc biệt ấn tượng.

Lịch sử hình thành của chùa Tam Chúc

Lịch sử hình thành của chùa Tam Chúc

Vào tháng 5/2019, chùa Tam Chúc đã được chọn làm nơi tổ chức Ngày lễ Phật Đản Vesak của Liên Hợp Quốc. Với sự tham gia của hàng ngàn các tín đồ Phật giáo, các vị chức sắc cùng với các nhà nghiên cứu quốc tế.

Chùa Tam Chúc thờ ai? Chùa Tam Chúc thờ gì?

Bạn có biết Chùa Tam Chúc thờ những ai không? Ở đây thờ các vị quốc sư như: Thiền sư Khuông Việt, Sư Tổ Đạt ma; Thiền sư Nguyễn Minh Không, thiền sư Đỗ Pháp Thuận; Hòa thượng Thích Thanh Tứ.

Chùa Tam Chúc thờ ai

Chùa Tam Chúc thờ ai

Ở đây thờ rất nhiều tượng phật, Chùa Tam Chúc thờ phật. Điện Tam Thế: Tam Thế tam thiên Phật” – Quá Khứ, Hiện Tại, Vị Lai. Điện Quan Âm thờ Quan Âm Bồ Tát. Chùa Ngọc thờ tượng A Di đà bằng ngọc nặng 1,5 tấn. Điện Pháp chủ thờ tượng Thích Ca Mâu Ni.

Trụ trì chùa Tam Chúc Hà Nam là ai?

Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu là trụ trì chùa Tam Chúc, hiện đang là Phó chủ tịch thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Đồng thời còn là trụ trì chùa Bái Đính (Ninh Bình).  Thượng tọa Thích Minh Quang – là Phó trụ trì chùa Tam Chúc. Hiện là Phó Chánh văn phòng Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội. Đồng thời cũng là phó trụ trì chùa Bái Đính (Ninh Bình).

Trụ trì chùa Tam Chúc

Trụ trì chùa Tam Chúc

Chùa Tam Chúc hiện cũng là nơi tu hành của nhiều thiền sư như: Khuông Việt, Trương Ma Ni, Đỗ Pháp Thuận, Đặng Huyền Quang.

Kiến trúc tượng phật chùa Tam Chúc

Bạn có biết Điện Tam Thế chứa được khoảng 1.500 Phật tử có thể cử hành lễ cùng một lúc không. Bởi nơi đây có diện tích lên tới hơn 5.400m2. Chùa Tam Chúc có khoảng nhìn 12.000 bức tranh đá các bạn có thể dạo quanh chùa và thỏa sức ngắm nhìn. Chúng là những bức tranh đá do người những người thợ Indonesia tạc được từ đá núi lửa. Sau đó chuyển sang Việt Nam kể về cuộc đời Đức Phật.

Kiến trúc tượng phật chùa Tam Chúc

Kiến trúc tượng phật chùa Tam Chúc

Điện Tam Thế một trong những công trình được coi là chủ đạo của Chùa Tam Chúc – Hà Nam. Ba pho tượng Phật – Tam Thế được làm bằng đồng đen đại diện cho quá khứ, hiện tại và vị lai ở ngay trong sảnh chính của điện. Mỗi pho tượng ở đây có trọng lượng rất nặng khoảng hơn 80 tấn. Một cánh sen dát vàng đều có ở phía sau mỗi bức tượng.

KHÁM PHÁ CHÙA NGỌC

Hiện nay, Chùa Ngọc là một trong những công trình thu hút khách du lịch tại đây. Và được xem là một trong những hạng mục chính của Chùa. Khi đi qua Tam Điện chính, bạn cần phải leo bộ một đoạn khá xa để có thể đến được Chùa Ngọc. Vấn đề leo lên cao có lẽ sẽ khiến nhiều bạn sẽ phải bỏ cuộc. Tuy nhiên nếu vượt qua được thử thách này thì ắt hẳn nét đẹp chùa Ngọc sẽ không khiến bạn phải thất vọng đâu.

Khám phá Chùa Ngọc

Khám phá Chùa Ngọc

Chùa Ngọc hoàn toàn không dùng bê tông mà được tạo ra hoàn toàn từ đá granite. Ngôi chùa cao 13 mét, có kiến trúc ba tầng. Ngôi chùa này có mức nặng khoảng 2000 tấn mặc dù diện tích sàn chỉ có 13m2 chúng cao hơn mực nước biển 468m. Khi đến đây các bạn sẽ không khỏi ngỡ ngàng bởi trong chùa có thờ một pho tượng Phật A Di Đà có cân nặng trên 4 tấn. Và được làm từ đá Hồng ngọc quý được nhập khẩu từ nước Myanmar.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Có gì ở ngôi chùa "lớn nhất thế giới" ?

Lễ hội ẩm thực chay Tam Chúc